Đối với tôi do hay ép xung và thường xuyên dùng các loại card đồ họa rời với mức tiêu thụ điện cao nên điều đầu tiên tôi quan tâm tới bộ nguồn là đường điện 12vol của nó (đường ra là dây vàng của nguồn). Với hệ thống máy tính thời xưa đường 12vol chủ yếu cấp cho motor ổ cứng, các thiết bị còn lại toàn dùng 3.3vol và 5vol. Nhưng hiện nay điều ngược lại khi mà đường 12vol đã trở thành đường điện quan trọng bậc nhất bởi vì:
- Ổ cứng ổ quang có motor quay dùng 12v
- Cấp nguồn CPU 4pin – 8pin đều dùng 12v
- Khe cắm PCI-E x1 x4 x8 x16 đều dùng 12v
- Đầu cấp nguồn VGA rời 6pin – 8 pin PCI-E đều dùng 12v
- Các loại quạt case, thiết bị làm mát đều dùng 12vol…
- …
- Máy tính hay bị treo bất thường khi tải cao.
- Máy tính không thể khởi động thành công - cứ bật lại tắt.
- Ổ cứng quay nhấn nhá, nếu ổ cài hệ điều hành có thể không khởi động được hoặc bật nhiều lần mới lên.
- Dùng nhiều ổ cứng có hiện tượng truy suất dữ liệu chậm hoặc thỉnh thoảng đơ đơ.
- VGA rời liên tục lỗi Driver Stop, hoạt động thời gian dài có thể dẫn tới rác hình.
- Khi ép xung tăng vol đủ nhưng CPU vẫn không hoạt động ổn định.
- Chết các thiết bị trong máy như main, vga, hdd
- ....
Vì thế chọn nguồn công suất tổng cao giờ đây không quan trọng bằng việc chọn nguồn có công suất đường 12vol cao. Tôi có 2 tiêu chí sau cho đường 12v:
- Công suất đường điện
- Độ ổn định điện áp.
Về công suất đường 12vol xác định qua chỉ số Ampe của nó càng cao càng tốt, công suất Watt = 12 x số Ampe. Một bộ nguồn có thể có một hoặc nhiều đường 12v tùy theo thiết kế của nó ví dụ:
Single rail ở GX 650W cho giá trị công suất 12v đạt 624W gần sát với công suất tổng hơn.
Dual rail ở Extreme 650W giá trị tổng 12v chỉ tới 432W tức chỉ ngang 12v của GX 450W
- Với dạng thiết kế nhiều đường 12vol thì công suất các đường 3.3v và 5v khá cao trong khi không dùng tới, từng đường 12vol hiển nhiên sẽ thấp mà nếu không có kinh nghiệm chia tải bạn sẽ rất khó kiểm soát công suất hoạt động của từng đường 12vol có thể dẫn tới quá tải cục bộ.
- Dễ dàng nhất cho việc lựa chọn nguồn có công suất đường 12vol lớn nhất có thể là các bộ nguồn Single Rail tức chỉ dùng duy nhất 1 đường 12vol, bạn có thể tận dụng được tối đa công suất nguồn, cắm thoái mái các thiết bị mà không sợ đường nào bị quá tải cục bộ như multi rail, mà chỉ cần quan tâm tới tổng công suất nó chịu được đến bao nhiêu mà thôi.
Thiết kế 1 đường 12vol bên trong bộ nguồn.
Tuy nhiên khi lựa chọn nguồn công suất đường 12vol cao rồi thì bạn cần quan tâm đến đện áp của nó. Giới hạn điện áp của đường 12v là chênh lệch 5% tức tối thiểu 11.4v – tối đa 12.6vol. Thực tế tôi sử dụng thì nguồn tốt sẽ quanh quẩn khoảng 11.6-12.1vol cho dù chạy max công suất và khi cắm càng nhiều thiết bị, công suất tiêu thụ càng cao thì đường 12vol càng sụt thêm so với giá trị ban đầu chưa tải.
Đường 12vol sụt nhiều nhất là trong các trường hợp như dùng card đồ họa rời có nguồn phụ pci-e, ép xung cao cpu/vga, dùng nhiều ổ cứng cùng lúc, dùng nhiều card mở rộng qua khe Pci-Express.
Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn công suất cao, đủ dùng, dư dùng nhưng đường điện của nó bị sụt quá thấp qua cả giới hạn an toàn? Hiện tượng tai hại gặp phải khi 12vol sụt thấp chủ yếu lại gây ra cho thiết bị khác chứ bản thân nguồn có khi vẫn sống nhăn:
- Kiểm tra bộ nguồn bị sụt điện áp 12vol:
- Phần mềm: có nhiều phần mềm đọc điện áp đường điện như everest, hwinfo, aida64… nhưng tốt nhất là đừng vội tin vào nó bởi vì phần lớn chúng thường không chính xác cho lắm.
- Dùng bios main: sai số vẫn có thể xảy ra vì các chip cảm biến của main nhiều khi không chuẩn.
- Phần cứng: Một số bộ nguồn có kèm tính năng riêng tự đo theo dõi nhưng số này rất hiếm.
- Thiết bị đo: Một chiếc Digital Multimeter - Volt kế – Đồng hộ vạn năng - còn gọi tắt là VOM … Nếu chỉ cần đo vol nguồn, rẻ tiền nhất là ra chợ trời mua đồng hồ vạn năng do “Chị Na” sản xuất, giá chỉ vài chục nghìn đến một hai trăm tùy loại. Nó vẫn có thể đo chính xác 99% tới 2-3 con số sau dấu phẩy về điện áp 12v của nguồn:
Một số đồng hồ vạn năng giá rẻ.
Khi thử đo đường 12vol nếu nó vượt quá giới hạn 5% (11.4v – 12.6v) ở chế độ tải nặng (Full Load) hoặc ở mức công suất cao thì bạn nên mang nguồn đi bảo hành trước khi nó làm hỏng thiết bị khác trong máy tính.
Nguồn kém thường xảy ra tụt điện áp mạnh ở mức hoạt động khoảng 60-70% công suất trở lên, các vị trí ăn điện nhiều sụt áp nhiều hơn như đầu cắm 4-8pin cho CPU, nhất là đầu pci-e cấp nguồn cho VGA.
Công suất đủ, đầu cắm đủ nhưng 12vol sụt sẽ là thảm họa cho linh kiện khác.
(Sưu Tầm)
0 nhận xét